Rượu Sake là gì? Tại sao Rượu Sake là Quốc tửu Nhật Bản? | Rượu SG
Rượu Sake được xem là “Quốc tửu” của đất nước mặt trời mọc nhờ vào những tinh túy chứa đựng trong từng giọt rượu. Trong một vài năm trở lại đây, rượu Saké dần quen thuộc tại Việt Nam và trở thành món quà tặng được nhiều người ưa chuộng vào những dịp đặc biệt.
Rượu Sake Nhật Bản
Sake đọc là /ˈsɑːkeɪ/, chúng được biết đến như một thức uống có cồn của Nhật Bản được lên men từ gạo đã xây xác và đánh bóng để loại bỏ cám. Mặc dù trong tiếng Anh, Sake được gọi là Rice Wine nhưng nó có quy trình sản xuất hoàn toàn khác với Wine (rượu vang – được tạo nên bằng cách lên men đường tự nhiên trong trái cây).
Điều đặc biệt làm nên tên tuổi của rượu sake Nhật Bản chính là loại gạo dùng để ủ rượu. Chúng có tên là sakamai hay còn được gọi là gạo sake, loại gạo chỉ dùng để ủ rượu chứ không dùng làm lương thực chinhs. Do gạo sakamai có kích thước lớn nên phần lõi sẽ chứa nhiều tinh bột hơn các loại gọi thông thường.
Rượu Sake Nhật Bản có quy trình sản xuất gần giống với bia nhưng quá trình chuyển đổi từ tinh bột thành đường và đường thành rượu của Sake diễn ra đồng thời như quy trình của các loại rượu gạo khác. Thêm vào đó, nồng độ cồn của rượu Sake, rượu vang và bia đều có sự khác nhau, trong đó nồng độ cồn của bia thường là 3 – 9% ABV, rượu vang dao động trong khoảng là 9 – 16% ABV và sake không pha loãng là 18 – 20% ABV.
Nhiều người thường lầm tưởng Sake trong tiếng Nhật là từ dùng để chỉ về loại rượu gạo nhưng thực ra đây là cụm từ dùng để chỉ rượu nói chung, không phân biệt rượu mạnh hay rượu nhẹ, rượu vang hay whisky, rượu mùi hay gin… Tại Nhật, Sake là loại đồ uống mang tầm quốc gia và thường được phục vụ trong các nghi thức đặc biệt trang trọng.
Cách thưởng thức rượu Sake
Rượu Sake có hạn sử dụng không?
Nhiều người thường hay thắc mắc rượu sake có thể bảo quản được bao lâu thì trước hết, bạn cần biết 1 điều là rượu sẽ không có ngày hết hạn. Về mặt lý thuyết thì rượu sẽ không thể bị hỏng nên hầu hết trên nhãn những chai rượu sake thường không hiển thị ngày hết hạn.
Mặc dù không có hạn sử dụng nhưng các chuyên gia khuyên rằng nên sử dụng rượu càng sớm càng tốt. Thời gian sử dụng sau khi mở nắp tùy thuộc vô dòng sake nhưng thời gian tốt nhất là trong vòng 1 tháng đối với các loại sake tiệt trùng được bày bán trong siêu thị.
Thưởng thức rượu sake đúng cách
Tại Nhật, rượu Sake có 2 cách uống là uống lạnh hoặc uống ấm tùy theo loại rượu và thời tiết. Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, người Nhật thường giữ ấm cho cơ thể bằng cách uống Sake ấm. Để hâm nóng Sake, người ta sẽ chuyển rượu sang một cái bình nhỏ bằng sứ hoặc đất nung rồi ngâm bình vào nước sôi để rượu trong bình ấm dần lên.
Người Nhật thường uống Sake bằng nhiều loại chén khác nhau. Ví dụ như trong một sự kiện mang tính truyền thống và tương đối trang trọng, người Nhật sẽ uống rượu bằng một cái dĩa nhỏ và nông gọi là sakazuki hoặc chén nhỏ không quai goi là ochoko. Trang trọng hơn nữa, họ sẽ dùng một chiếc cốc bằng gỗ gọi là masu để thưởng rượu. Còn những ngày thường và ở nước ngoài, người ta thường uống rượu sake bằng một chiếc cốc thủy tinh nhỏ.
Tại các quán ăn truyền thống ở Nhật và các ngôi chùa, đền thì rượu sake thường được đựng trong các thùng to với dung tích rất lớn. Nếu muốn thưởng thức “quốc tửu” của Nhật, bạn có thể dẽ dàng tìm mua chúng ở các siêu thị. Do sản xuất kiểu công nghiệp hàng loạt nên rượu Sake thường được đựng trong chai thủy tinh với dung tích 0,5 lít hoặc 1,7 lít. Ngoài ra chúng cũng có thể được đặt chứa trong bình gốm hoặc bình hộp bằng giấy.
Lịch sử Rượu sake
Hiện nay vẫn chưa có lời khẳng định nào cho lịch sử hình thành của rượu gạo sake, cũng không biết người Nhật biết dùng gạo để nấu rượu là từ khi nào song chắc chắn một điều là khi ấy, việc canh tác lúa nước đã ổn định và việc thu hoạch khi ấy đã đủ nhiều để đáp ứng cho những mục đích khác ngoài việc canh tác.
Có rất nhiều truyền thuyết và giả định xoay xung quanh lịch sử hình thàn rượu sake nhưng không có thuyết nào thật sự thuyết phục được người Nhật. Lần đầu tiên rượu gạo được đề cập trong lịch sử là vào năm 713, trong một tài liệu có tên là Kuchikami no sake và Kabi no sake. Tài liệu có nhắc đến việc người dân Nhật khi ấy có phong tục dùng gạo và nước ủ trong nhiều đêm cho đến khi chúng thành rượu thì mang ra uống và họ gọi nó là Kuchikami no sake.
Ngoài ra trong một ghi chép vào năm 716 trong quyển “Ghi chép về Phong thổ xứ Harima” có đề cập đến một loại rượu tên là Kabi có phương pháp nấu giống với rượu sake ngày nay.
Các loại Rượu Sake Nhật Bản
Rượu Sake Nhật Bản được chia thành 4 loại chính là Daiginjo, Ginjo, Junmai, và Honjozo với nhiều đặc điểm khác nhau như:
Rượu Sake Daiginjo
Nếu bạn là một người yêu mến dòng rượu sake thì chắc chắn đây là loại rượu sake cao cấp mà bạn nhất định phải thử một lần. Được mệnh danh là dòng rượu sake cao cấp nhất, Daiginjo sở hữu một hương vị phảng phất và thơm nhẹ mùi hương của trái cây.
Gạo để sản xuất rượu phải được chà xát từ 50 đến 65% và trải qua những công đoạn sản xuất vô cùng tỉ mỉ. Rượu Daiginjo thường được thưởng thức ở nhiệt độ phòng và ngon nhất khi ủ lạnh trước khi thưởng thức.
Rượu Ginjo Sake
Được xếp dưới Daiginjo một bậc chính là rượu sake Ginjo. Cũng sở hữu hương thơm và vị rượu nhẹ như Daginjo nhưng gạo để sản xuất rượu Ginjo chỉ được chà xát 40 – 50% và quá trình sản xuất cũng phức tạp hơn Ginjo.
Rượu Sake Junmai
Nếu so với các loại rượu sake phổ biến thì Junmai là loại rượu khá mạnh và cường tráng. Rượu sở hữu vị acid nhẹ, được làm từ gạo kết hợp với men Koj và nước lọc tinh khiết. Junmai được người Nhật sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày.
Rượu Honjozo
Sake Honjozo là thành phẩm của quá trình lên men từ 30% gạo xay sát, nước tinh khiết kết hợp cùng men Koji và men bia. Trong quá trình lên men cuối cùng, người ta đã cho thêm một chút cồn vào rượu để tạo nên hương vị rượu mới lạ hơn. So với Junmai, rượu sake Honjozo có vị thanh nhẹ và thơm hơn nhiều, không quá ngọt, để lại dư vị rượu kéo dài. Chúng thường được thưởng thức ở nhiệt độ phòng hoặc đun ấm trước khi uống
Một số loại Rượu Sake khác
Cạnh 4 loại phổ biến trên, rượu sake còn có một số dòng khác như:
► Nigori sake: rượu sake không lọc, vị hơi ngọt, có màu trắng xốp.
► Nama sake: trong tiếng Nhật, nama mang ý nghĩa là “tươi sống”, dùng để chỉ loại sake thô, chưa được khử trùng. Chúng sở hữu một hương vị tươi mới, tạo cho người uống một cảm giác vô cùng sảng khoái.
► Ume Shu Sake: có vị ngọt như mận, thường được sử dụng giống như rượu vang khai vị hoặc tráng miệng.
Trên đây là thông tin về các loại rượu sake đã được Rượu SG chúng tôi tổng hợp được. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm mua các loại rượu sake Nhật Bản tại các siêu thị chuyên bán hàng Nhật cũng như các cửa hàng rượu trên toàn quốc.
Xem thêm tại đây:
Thông tin liên hệ
Rượu SG
Ðịa chỉ: Tầng 2, Thảo Ðiền Pearl, 12 Ðường Quốc Huong, Thảo Ðiền, Quận 2 Hồ Chí Minh
Hotline: 0971727547
Email: ruousg@gmail.com
Website: https://ruousg.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét